Những điều cần biết về răng trẻ em
Độ tuổi mọc răng ở trẻ em
Chiếc răng sữa đầu tiên của trẻ, thường mọc lên ở giai đoạn trẻ được 6 tháng tuổi và đến khoảng tháng thứ 30 trẻ sẽ mọc đầy đủ cả hàm răng sữa. Răng sữa, đóng vai trò quan trọng trong việc định vị cho răng trưởng thành mọc lên đều đặn, chuẩn khớp cắn. Vì thế, chăm sóc răng miệng cho trẻ trong giai đoạn này rất quan trọng.
Răng sữa của trẻ mọc khi trẻ được 6 tháng tuổi
Khi trẻ vừa 6 tuổi, những chiếc răng sữa sẽ bắt đầu được thay thế bằng răng trưởng thành. Và trẻ sẽ kết thúc giai đoạn thay răng sữa vào khoảng 12 – 14 tuổi.
>> Tham khảo thêm: Tuổi mọc răng và thay răng của trẻ
Thứ tự mọc răng ở trẻ em
Như vậy, khoảng thời gian kể từ 6 đến 12 tuổi là giai đoạn trẻ có bộ răng hỗn hợp (gồm cả răng sữa và răng trưởng thành)
6 tuổi trẻ bắt đầu thay răng sữa bằng răng trưởng thành
Nếu răng sữa bị mất sớm hơn, sẽ làm cho răng số 6 bị dịch chuyển dần về phía khoảng trống răng sữa đã mất. Đây chính là nguyên nhân, gây ra những sai lệch của hàm răng trường thành. Giai đoạn này trẻ nên được khám định kỳ răng miệng thường xuyên, để nhận sự hỗ trợ trực tiếp từ bác sĩ, tránh những vấn đề không mong muốn cho hàm răng trưởng thành.
>> Tham khảo thêm: Những loại thực phẩm không tốt cho răng miệng
Kỹ thuật nha khoa cơ bản dành cho trẻ em.
Chăm sóc răng trẻ từ khi trẻ bắt đầu mọc chiếc răng sữa đầu tiên, là điều vô cùng cần thiết. Các bậc phụ huynh không chỉ cần đảm bảo cho trẻ chế độ dinh dưỡng hợp lý, tập cho trẻ thói quen vệ sinh răng miệng hàng ngày cho trẻ thật tốt, mà còn nên đưa trẻ khám nah khoa ngay từ sớm, điều này có ý nghĩa quan trọng trong việc duy trì hàm răng đều đặn và khỏe mạnh cho trẻ.
- Để phòng ngừa sâu răng, nha sĩ sẽ bôi gel flour vào bề mặt răng của trẻ. Gel Flour có tác dụng tăng cường sự vững chắc cho men răng và hạn chế sự tiến triển của sâu răng.
- Trám Sealant: được gọi là trám bít hố rãnh. Cấu trúc mặt nhai của răng trẻ thường có hố rãnh nhiều. Điều này sẽ gây khó khăn hơn cho trẻ trong việc vệ sinh răng miệng, thức ăn, mảng bám ở những hố rãnh trên bề mặt răng, là nguyên nân gây ra các bệnh lý về răng miệng. Vì thế, việc trám bít lại, sẽ khắc phục được tình trạng đó, giảm sâu răng rất đáng kể ở những răng hàm trẻ mọc khi 6 tuổi.
Nên cho trẻ khám định kỳ răng miệng 6 tháng/lần
- Hướng dẫn trẻ từ bỏ những thói quen xấu, như: mút tay, ăn quá nhiều đồ ngọt, ăn vặt quá nhiều…
- Việc đưa trẻ tới nha sĩ định kỳ 6 tháng/lần, không chỉ điều trị những vấn đề về sâu răng nhiễm trùng, mà còn giúp phát hiện ra những thói quen, tật xấu của trẻ như: mút môi, cắn ngón tay, bú bình, cắn môi…để kịp thời can thiệp trước khi ảnh hưởng đến xương hàm sau này. Và đặc biệt, bằng những kiến thức về chỉnh nha sẵ có của mình, bác sĩ sẽ phát hiện và có biện pháp khắc phục sớm, nếu hàm răng của trẻ có dấu hiệu của sai lệch.
>> Tham khảo thêm: Tổng hợp lợi ích từ việc niềng răng
Nếu còn các thắc mắc liên quan đến những vấn đề cần biết về răng trẻ em, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua số hotline: 1900 6465. Chúng tôi luôn sẵn lòng hỗ trợ quý khách. Xin cảm ơn đã quan tâm đến dịch vụ!
0 nhận xét:
Đăng nhận xét